Skip to main content
Ban biên tập | 13 September 2021

Bộ Y tế vừa đưa ra tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4 tiêu chí: Nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao. Trong 4 tiêu chí này, đáng chú ý có yếu tố "bệnh lý nền" là căn cứ rất quan trọng để phân loại bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ rất cao.

Xét nghiệm COVID-19 khi có dấu hiệu biểu hiện ho, sốt, đau đầu, mất khứu giác... Ảnh minh họa

Theo quy định của Bộ Y tế, có 19 bệnh lý nền có nguy cơ cao mắc COVID-19, bao gồm: Người nhiễm HIV/AIDS; sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; rối loạn sử dụng chất gây nghiện; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác; đái tháo đường; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; béo phì, thừa cân; bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); bệnh lý mạch máu não; hội chứng Down; bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ; bệnh hồng cầu hình liềm; bệnh hen suyễn; tăng huyết áp; thiếu hụt miễn dịch; bệnh gan; các loại bệnh hệ thống.

Có 12 dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2, đó là: Ho, sốt (trên 37,5 độ C), đau đầu, đau họng/rát họng, sổ mũi/chảy mũi/ngạt mũi, khó thở, đau ngực/tức ngực, đau mỏi người/đau cơ, mất vị giác, mất khứu giác, đau bụng/buồn nôn và tiêu chảy.

Cũng theo Bộ Y tế, người bệnh rơi vào tình trạng cấp cứu, gồm: Rối loạn ý thức; khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 120 nhịp/phút; huyết áp tụt, huyết áp tối đa.

Trước đó, nghiên cứu mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác nhận, gần 1/4 (23,1%) tổng số người nhiễm HIV nhập viện do mắc COVID-19 đã tử vong.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 cũng đặt ra những thách thức liên quan đến các dịch vụ xét nghiệm HIV và chăm sóc cho những người mới được chẩn đoán nhiễm HIV, những người cần có mức độ theo dõi lâm sàng cao hơn cho cả sức khỏe thể chất và tâm lý của họ.

Với Việt Nam, thách thức lớn nhất đối với các bác sĩ lâm sàng HIV và những bệnh nhân đang điều trị là làm thế nào để bảo đảm rằng những người hiện đang điều trị ARV tiếp tục có nguồn cung cấp thuốc liên tục và vẫn tuân thủ điều trị.

Việc kê đơn thuốc dài hạn (tối đa 3 tháng) được phổ biến và đã giải quyết thời điểm đầu dịch COVID-19 tại Việt Nam đã đem lại những kết quả tích cực, vừa bảo đảm thuốc cho bệnh nhân mà vẫn bảo đảm tinh thần chống dịch, không làm gián đoạn quá trình điều trị.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống AIDS Việt Nam cho biết, người nhiễm HIV thuộc trong nhóm ưu tiên tiêm vaccine. Các loại vaccine COVID-19 đã được WHO phê duyệt đều an toàn cho người bị suy giảm miễn dịch. Một số vaccine như AstraZeneca và Pfizer đều đã được thử nghiệm trên một số người có HIV và cho thấy là an toàn.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế khuyến cáo một số bước mà người nhiễm HIV có thể thực hiện để bảo vệ bản thân, ngoài những khuyến cáo chung cho tất cả cộng đồng, gồm: Hãy chắc chắn bạn có đủ ít nhất 30 ngày thuốc ARV, cùng các loại thuốc và vật tư y tế khác bạn cần để kiểm soát HIV.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Nguồn: tiengchuong.vn