Skip to main content
Ban biên tập | 24 September 2018

          Từ ngày 18-21/9/2018, tại Đà nẵng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội  (LĐ-TBXH) phối hợp cùng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổ chức hội thảo Tập huấn “Tiêu chuẩn quốc tế về Lao động trẻ em và Các cơ chế giám sát và nghĩa vụ báo cáo việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động trẻ em”. Tham gia có đại diện Tổng liên đoàn Việt Nam, Liên minh các hợp tác xã và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam cùng gần 50 đại biểu đại diện các cơ quan các Bộ, ban, ngành, đoàn thể và khách quốc tế.

te
Bàn chủ tọa

          Đây là khóa tâp huấn hướng tới các mục tiêu: (1)  Giới thiệu các quy trình của hệ thống tiêu chuẩn lao động quốc tế và đặc biệt các các cơ chế giám sát của nó, bao gồm vai trò và chức năng của Ủy ban Chuyên gia về áp dụng các Công ước và Khuyến nghị (CEACE); (2)Nội dung, nghĩa vụ và đảm bảo các yêu cầu tuân thủ sau khi phê chuẩn Công ước 138 và Công ước 182, làm thế nào để báo cáo tốt hơn với ILO về việc hiện các Công ước; (3)Sự điều phối các bên liên quan chính trong quá trình xây dựng các chính sách và hành động quốc gia để Công ước 138 và Công ước 182 của ILO; (4)Sự điều phối của các bên liên quan trong quá trình giám sát và báo cáo về việc áp dụng Công ước 138 và Công ước 182 của ILO, bao gồm các phản hồi ý kiến nhận xét của CEACR.

te

Toàn cảnh hội thảo

          Đại diện Bộ LĐ-TBXH, Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp Chế đã phát biểu khai mạc và nhấn mạnh những vấn đề cần được làm rõ trong khóa tập huấn cho các bên liên quan “Việt Nam đang trong tiến trình sửa đổi Bộ luật Lao động và sẽ lấy ý kiến các bên liên quan trên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-TBXH trong tuần cuối tháng 9, trong đó có nội dung liên quan đến độ tuổi lao động tối thiểu của trẻ em và các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Các báo cáo Liên hợp quốc và báo cáo Ủy ban CEACE của Việt Nam về lao động trẻ em luôn có đầy đủ các thông tin về việc cải cách thể chế và sửa đổi luật pháp, chính sách phù hợp với công ước ILO, tuy nhiên trong báo cáo còn thiếu vắng các thông tin, phản hồi liên quan đến quá trình thực thi, sự tham gia của các bên liên quan là đại diện người lao động và giới chủ”. Với sự tham gia đa dạng đại diện cơ chế ba bên, các đại biểu từ bộ ngành từ trung ương đến địa phương, ông Bình nhấn mạnh lớp tập huấn cần thảo luận để giải trình khuyến nghị của Ủy ban CEACE liên quan đến giải pháp phòng ngừa lao động trẻ em ở khu vực phi chính thức, trẻ em có nguy cơ cao tham gia vào lao động tồi tệ nhất, trẻ em mại dâm, trẻ em đường phố... theo Công ước 182, nguyên tắc không sử dụng lao động dưới 13 tuổi với Công ước 138. Ngoài ra cần thảo luận kỹ các ngôn từ kỹ thuật được nêu trong nhận xét, khuyến nghị của Ủy ban CEACE, ví dụ như “Quan ngại sâu sắc” khác “quan ngại” như thế nào?...

          Các nội dung được trình bày bởi chuyên gia đến từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) gồm bà Giselle Mitton, bà Yoshie Nugochi và bà Minoru Ogasawara.Các modul được đào tạo trong khóa tập huấn:

          Modul 1: Báo cáo và sự kết nối với hành động quốc gia

          Modul 2: Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn báo cáo về lao động trẻ em

          Modul 3: Đảm bảo tuân thủ Công ước 138 và 182 của ILO.

          Modul 4: Đảm bảo sự gắn kết giữa hành động và báo cáo

Nguồn: molisa.gov.vn