Skip to main content
Ban biên tập | 3 January 2020

         Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia về hợp tác song phương trong phòng, chống mua bán người và bảo vệ các nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2017 - 2019 do Bộ Công an Việt Nam và Bộ Các vấn đề phụ nữ Campuchia tổ chức chiều 17/12 tại Hà Nội.

http://tiengchuong.vn/Uploaded/tranthitiep/2019_12_18/tn.jpg

Tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về. Ảnh internet

         Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, những đường dây tội phạm mua bán xuyên quốc gia chủ yếu là phụ nữ đi lao động, đẻ thuê và mua bán bào thai.

         Các đường dây tìm kiếm phụ nữ Việt Nam đưa sang Campuchia cấy phôi thai rồi đưa về Việt Nam chăm sóc và tiếp tục đưa sang Trung Quốc sinh con. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ Việt Nam bị đưa sang Campuchia làm gái mại dâm. Trong 2 năm, hơn 1.600 nạn nhân bị lừa bán. Dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh là những trọng điểm đối tượng tội phạm hoạt động.

         Việc thực hiện Hiệp định giai đoạn 2017 - 2019 đã chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình hình hoạt động tội phạm mua bán người giữa Việt Nam và Campuchia, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước.

         Thời gian tới, hai nước sẽ dành sự quan tâm và đầu tư đặc biệt để ngăn chặn tội phạm mua bán người. Những chuyên án điều tra chung, đường dây nóng và nhóm trực đường dây nóng của hai quốc gia sẽ được thiết lập.

         Không dừng lại ở phối hợp song phương hai quốc gia, thời gian tới, những diễn đàn đa phương về phòng chống mua bán người Việt Nam - Lào - Campuchia - Trung Quốc sẽ được tổ chức thường xuyên.

         Việc cung cấp, trao đổi thông tin về các đường dây tội phạm mua bán người sẽ được Bộ Công an các quốc gia chia sẻ để bóc gỡ triệt để các đường dây, bắt đối tượng cầm đầu.

 

         * Hỗ trợ y tế, học nghề cho nạn nhân bị mua bán

         Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 84/2019/TT-BTC quy định nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân và nội dung, mức chi chế độ hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người.

         Thông tư nêu rõ nội dung và mức chi chế độ hỗ trợ trực tiếp cho nạn nhân. Theo đó, chi hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại gồm: Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian nạn nhân tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo mức hỗ trợ đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Thời gian hỗ trợ không quá 03 tháng.

         Đồng thời hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết. Chi tiền tàu xe và tiền ăn cho nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú nhưng không có khả năng chi trả. Tiền ăn trong những ngày đi đường: tối thiểu 70.000 đồng/người/ngày.

         Về chi hỗ trợ y tế, đối với nạn nhân chưa có thẻ bảo hiểm y tế: trong thời gian lưu trú tại cơ sở được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

         Trường hợp nạn nhân bị ốm nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế thực hiện theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế.

         Trường hợp nạn nhân chết trong thời gian lưu trú tại cơ sở, sau 24 giờ, kể từ khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền mà thân nhân không đến kịp hoặc không có điều kiện mai táng thì cơ sở có trách nhiệm tổ chức mai táng. Chi phí giám định pháp y, chi phí mai táng thực hiện theo quy định đối với đối tượng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.

         Nạn nhân được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

         Trường hợp nạn nhân học nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng được hỗ trợ một lần chi phí học nghề. Mức hỗ trợ theo chi phí đào tạo nghề ngắn hạn tương ứng tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

         Chi hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo khi trở về nơi cư trú mức tối thiểu là 1.000.000 đồng/người (hộ nghèo được hỗ trợ là hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập).

         Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020.

Nguồn: tiengchuong.vn