Skip to main content
Ban biên tập | 12 August 2019

         Ông Eamonn Murphy, Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Chương trình phối hợp phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS), cho rằng, các quốc gia cần tăng cường kiểm tra và tập trung vào công tác phòng ngừa, bao gồm tăng cường điều trị dự phòng phơi nhiễm trước (PrEP) cho những người nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

Ông Eamonn Murphy, Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Chương trình phối hợp phòng, chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc

         Năm 2014, UNAIDS và các đối tác đã đưa ra mục tiêu 90-90-90, có nghĩa là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV), 90% số người đang được điều trị có tải lượng HIV ở mức thấp, đã được Chính phủ cam kết thực hiện năm 2014 và đạt được vào năm 2020.

         Việc điều trị ARV đã được triển khai trên toàn thế giới, 1,7 triệu người mới nhiễm HIV đã được đưa vào điều trị năm 2018. Theo ông Eamonn Murphy cho biết, một số quốc gia đang làm rất tốt chương trình phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là ở miền đông và miền nam châu Phi. Ở Châu Á Thái Bình Dương, công tác ứng phó đã được triển khai tích cực tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn chậm. Một vài quốc gia lớn vẫn có những dịch bệnh lớn và một số dịch bệnh mới nổi. Trong 9 năm qua, chỉ có 9% giảm các ca nhiễm mới.

         Theo ông Eamonn Murphy, Thái Lan đang làm rất tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS, cũng như Campuchia, Úc và Việt Nam. Tuy nhiên, Philippines đang gia tăng đến 200% các ca nhiễm mới trong 9 năm, sự gia tăng nhanh chóng đặc biệt trong 3 hoặc 4 năm qua. Pakistan đã tăng 57% trong cùng kỳ.

         Đáng lưu ý, sự bùng phát HIV ở Larkana, Pakistan, trong năm nay là điều chúng ta cần đặc biệt quan tâm, khi ít nhất 800 người được chẩn đoán nhiễm HIV, 80% là trẻ em. Ông Eamonn Murphy cho rằng, nguyên nhân chính là do quy trình kiểm soát nhiễm trùng, chủ yếu là giữa các bác sĩ đa khoa và các cơ sở y tế địa phương. Bên cạnh đó là các vấn đề về an toàn, bao gồm tái sử dụng bơm kim tiêm, nhỏ giọt tĩnh mạch (IV)...

         Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm 48 quốc gia, Thái Lan là quốc gia thực hiện tốt nhất các chương trình phòng, chống HIV. Philippines đã từng là quốc gia đạt nhiều thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên,  có thể sự “tự mãn” đã khiến cho quốc gia này gia tăng lây lan nhiễm HIV trong giới trẻ một cách chóng mặt.

         Trong khi đó, Ấn Độ lại là quốc gia đã làm rất nhiều điều tuyệt vời cho thế giới và cho dân số của chính mình. Các loại thuốc generic đã có tác động lớn nhất trên toàn cầu để đưa mọi người vào điều trị. Nó tập trung vào các quần thể chính (lây nhiễm). Bên cạnh đó, họ ký kết hợp đồng và đặt cộng đồng lên hàng đầu. Bình đẳng rất quan trọng, và những người trong độ tuổi thanh thiếu niên được tuyên truyền để nắm rõ kiến thức phòng, chống HIV. Nếu không được đặc biệt quan tâm, dịch HIV/AIDS sẽ bùng phát trở lại ở bất cứ quốc gia nào.

         Hiện nay, PrEP, điều trị dự phòng phơi nhiễm trước HIV và xét nghiệm chuẩn đoán HIV là hai công cụ thực sự cần được nhân rộng. Úc đã giảm 25% (trong trường hợp nhiễm mới) sau khi PrEP được triển khai ở đó và Ấn Độ là quốc gia cần đưa PrEP vào triển khai.

         Ngoài ra, công tác truyền thông cũng rất quan trọng, cần phải sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tích cực hơn để phòng ngừa trong thanh thiếu niên, đa dạng các kênh truyền thông, lấy truyền thông trực tiếp là chủ yếu để tạo sự thay đổi hành vi và duy trì hành vi bền vững.

Nguồn: tiengchuong.vn